BÀI VIẾT

Quách Ngọc Nam viết : (26/6/2014)

VỚI CÁC 10A (Vĩ thanh).

Những lời bàn thêm VỚI CÁC 10A :
"Người Nhật chẳng đánh giá, chẳng nhận xét, chẳng quan tâm gì đến người Việt Nam đâu. Người Nhật có nhiều mối bận tâm của người Nhật và trong các mối bận tâm đó không có khoảng trống nào dành cho Việt Nam ngoại trừ ngài Thủ tướng Abe-san và một vài doanh nghiệp đang có quan hệ làm ăn với Việt Nam. Nhưng ngài Thủ tướng Abe-san và một vài doanh nghiệp không phải là nước Nhật. Mà nếu có quan tâm thì họ sẽ đặt lên bàn cân: được gì, mất gì. Không có bữa ăn trưa nào miễn phí. Người Nhật rất kiệm lời và không có thói quen nhận xét về người khác. Họ thuộc về một “level” cao hơn và khác hẳn với người Việt. Đừng tưởng tượng ra việc mình quan trọng và người khác thật sự đang nghĩ gì về mình. Chúng ta không xứng đáng để được thế giới quan tâm đến như vậy đâu. Và thế giới có nhiều chuyện để làm hơn là việc “đánh giá thế nào về người Việt Nam”." (Mình chép từ mạng).
Vậy đó, mình không là rốn của vũ trụ đã đành, nên cũng chẳng nghĩ người khác bàn về mình làm gì? Hãy cứ sống là mình.
Và đây là vĩ thanh :
Tặng các 10a đoạn tức cảnh một buổi tiếp khách của con mình. Với ngữ cảnh : Ông ở chỗ nào, hoặc đi đâu cho khuất, khuất là được.
Dẫu rằng vẫn thích, nó dịch mình ra.
Tiếp khách Con mà, Bố đâu cần nữa.
Tiệc nhà thêm Bố, khó "vào", khó "ra".
Bố ngủ trong nhà? hay chơi ngoài ngõ?.
Lại đoạn nữa về suy nghĩ vớt vát, níu kéo nghe có vẻ oai vệ của Bố : Ông cứ làm việc Ông thích - sau khi đã khéo léo khuất mắt chúng mày rồi. Hà, hà.
Xuân vẫn đến với người đông cuối cõi.
Xuân cứ về theo lời hẹn tháng năm.
Mùa lại mùa với trái tim lục thập.
Vẫn ngủ, vẫn chơi, theo ý Bố mà.
Còn Bà vẫn xăng xái tiếp vào (thức ăn, rượu) và dọn ra (đồ thải) để cho chúng nó vô tư "rượu vào, lời ra".
Thế đấy bàn về thế giới, về loài người cũng đến đời thật của mình thôi. Nhìn người cũng là nhìn mình nhỉ. Thế giới vẫn sống trong thế giới không có mình, loài người vẫn sống ở loài người không có mình. Mình vẫn sống với chính mình : Vẫn ngủ, vẫn chơi, khi còn đang s..ố..ng.



Quách Ngọc Nam viết : (09/6/2014)

VỚI CÁC 10A.

Các cháu vừa thi vượt vũ môn xong, mình cũng sống (đọc nghĩ) vui chút nhỉ, thôi thì khỏe cũng đang qua, có ích ít hay nhiều thì tùy từng bạn, vui đã. Một chút vui để  có vẻ khỏe thêm, có vẻ có ích hơn, tự thi chút để hiểu mình thêm dù đã thạo đời, hiểu người, đã nhiều lắm lắm ... .
Mình xin chép nguyên văn bài trên blog của Hà Hiển. Link bài : http://hahien.wordpress.com/2014/06/09/ve-bai-viet-nguoi-nhat-that-su-danh-gia-the-nao-ve-nguoi-viet-nam/

Bài chép : 

Về bài viết “Người Nhật thật sự đánh giá thế nào về người Việt Nam?”

Hà Hiển
Trang Dân Luận vừa đăng bài viết của một tác giả có nick là Awake Phamtt với nhan đề “Người Nhật thật sự đánh giá thế nào về người Việt Nam?”, toàn bộ câu chuyện như sau:
(Trích:
“Muốn biết người Nhật thật sự đánh giá thế nào về Việt Nam thì phải nghe những câu chuyện của những người lao động trực tiếp. Còn các nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sỹ, chính trị gia, các nhà ngoại giao, doanh nhân Việt Nam thường chỉ nghe được những lời lẽ ngoại giao từ những người đồng nhiệm với họ phía Nhật Bản nên chưa chắc đã biết được người Nhật thực bụng nhìn vào Việt Nam thế nào.
Chẳng hạn như thế này, một công nhân làm cho một công ty Nhật ở Việt Nam kể lại khi một kỹ sư Nhật về nước ông ấy không ngại ngần nói với người công nhân Việt Nam: 
“Người Việt các anh sẽ muôn đời khổ. Đấy là vì các anh chỉ biết nghĩ đến những cái lợi lộc nhỏ của cá nhân mà không biết nghĩ đến cái lợi lớn của chung” Rồi viên kỹ sư minh hoạ: “Một cái vít chúng tôi phải mang từ Nhật sang giá 40.000đ mà rơi xuống đất thì công nhân Việt Nam các anh thản nhiên dẫm lên hoặc đá lăn đi mất vì nó không phải của các anh. Nhưng các anh đánh rơi điếu thuốc lá đang hút dở giá 1.000đ thì các anh sẵn sàng nhặt lên và hút tiếp cho dù nó bị bẩn chỉ vì nó là của các anh. Hay như cuộn cáp điện chúng tôi nhập về giá 5tr/m, nhưng các anh cắt trộm bán được có vài trăm nghìn/m. Tất cả những việc làm đó mang lại chút lợi lộc cho các anh nhưng gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp vì chúng tôi phải nhập bổ sung hoăc nhập thừa so với cần thiết”.
Còn lái xe của viên kỹ sư đó thì được nghe ông ấy tặng quà có giá trị và được nghe ông ấy “tâm sự” như sau:
“Tôi rất cảm ơn anh lái xe an toàn cho tôi suốt 5 năm qua. Vì anh là người bảo đảm mạng sống của tôi nên anh làm gì tôi cũng chiều nhưng anh đừng tưởng anh làm gì sai mà tôi không biết. Anh đưa đón tôi ra sân bay quãng đường chỉ hơn 30km anh khai là hơn 100km tôi cũng ký, anh khai tăng việc mua xăng, thay dầu tôi cũng ký là vì tôi cần anh vui vẻ lái xe để tôi được an toàn. Nhưng anh và các công nhân Việt Nam đừng tưởng là các anh vặt được người Nhật. Các anh nên biết rằng lẽ ra chúng tôi có thể trả lương cao hơn hoặc tăng lương nhiều hơn cho các anh. Nhưng đáng phải tăng lương cho các anh 500.000 thì chúng tôi chỉ tăng 200.000. Còn 300.000 chúng tôi phải giữ lại để chi trả bù đắp cho những trò vụn vặt hay phá hoại của các anh. Cuối cùng là tự các anh hại các anh thôi. Còn chúng tôi cũng chỉ là lấy của người Việt cho người Việt chứ chúng tôi không mất gì cả”.
Hết trích)
Mình cũng có dịp làm việc với nhiều người Nhật. Họ có nghĩ như thế hay thậm chí có thể nghĩ xấu hơn thế về người Việt Nam hay không thì mình chưa biết. Nhưng nói chung thì người Nhật rất kiệm lời, rất ít khi “lên lớp” cho người khác về những vấn đề văn hóa hay đạo đức kể cả là cấp dưới hay người lái xe (mình nghĩ đây là điều rất đáng học ở họ). Lý sự dông dài, dẫn chuyện kiểu “con tằm nó nhả ra tơ” một hồi rồi mới bảo “áo ông đang cháy” như ví dụ trên mình e là đặc trưng tính cách của người Việt thì đúng hơn. Còn nếu đúng là có ông kỹ sư Nhật mà nói như câu chuyện trên kể thì đấy chắc là Nhật… ăn mắm tôm của ta lâu rồi nên mới Việt hóa như thế.
Mời các bạn nghe lại ở ĐÂY bài phỏng vấn của một phóng viên người ta với một doanh nhân người Nhật để thấy một ví dụ tiêu biểu về sự kiệm lời mà rất thâm thúy của người Nhật.
Qua phỏng vấn này, có thể thấy sự khác nhau nổi bật giữa một người Việt và một người Nhật ở đây là:
Người Việt – thể hiện ở anh phóng viên: hỏi mà cứ như  đang cố … vun vào, đại ý rằng chúng tao cũng giống chúng mày đấy chứ.
Người Nhật – thể hiện ở vị doanh nhân nói vòng vo rất khéo nhưng thể hiện rất rõ ý: còn lâu chúng mày mới giống chúng tao, đừng có nói “uống trà dùng đũa đi chùa” để bảo chúng tao cũng giống chúng mày đấy nhé!
Không biết mọi người thế nào chứ nghe lại đoạn phỏng vấn này mình cứ muốn văng tục: Việc đ… gì mà cứ phải hỏi nó ở cái thế lép như vậy!
Thôi không bàn đến câu chuyện của tác giả Awake Phamtt là do ai nói ra. Tây, ta, Tàu hay Nhật hay ai nói không quan trọng. Điều quan trọng hơn là những chuyện đó có thật không. Và mình công nhận những chuyện này là có thật. Những thói xấu của những người lao động Việt Nam thì kể cả ngày không hết. Đấy là một thực tế không thể chối cãi.
Nếu các bạn có đem câu chuyện trên của tác giả Awake Phamtt này đến đọc cho công nhân nghe, mình tin họ cũng sẽ vỗ tay rào rào, khen đúng lắm đúng lắm, sâu sắc lắm, đáng suy nghĩ lắm, thâm thuý lắm. Nhưng hãy tin mình đi, sau đó công nhân ta nếu có cơ hội ăn cắp thì họ cũng vẫn ăn cắp thôi.
Họ sẽ nói thầm – bì làm sao được với mấy “thằng Tây”, “thằng Nhật”. Mày mà như chúng ông mày cũng ăn cắp thôi con ạ !  (xin lỗi, mình dùng từ bỗ bã theo phong cách lao động VN chứ không có ý miệt thị người nước ngoài, người VN chúng ta không kính nể người Nhật thì còn kính nể ai, chẳng lẽ lại kính nể… nhau!)    :)
Tại sao “mày mà như chúng ông mày cũng ăn cắp thôi…?”. Vì “chúng mày” lương cao? Chưa hẳn. Quan trọng là trên đầu chúng mày không có những thằng mặt lớn tai to tham nhũng không cái gì của dân là không ăn.
Cho nên “chúng mày” không cần nói nhiều, “chúng mày” không cần phải lên lớp. Chỉ cần xã hội “chúng ông” không có những thằng tai to mặt lớn kia thì “chúng ông” cũng tức khắc chẳng dám ăn cắp nữa. Nếu trên “chúng mày” cũng có những thằng to là chuyên gia đớp như thế thì “chúng mày” có ăn cắp không? Đừng có mà tinh tướng!
Rồi “chúng mày” vào bệnh viện, vào cửa quan xin việc này việc kia “chúng mày” có phải mất “phong bì” như “chúng ông” không? Không tìm cách ăn cắp hay xà xẻo chỗ này, ăn bớt chỗ kia một tí mà chỉ dựa vào mỗi đồng lương còm thì sống thế đ… nào được trong cái xã hội văn hóa phong bì này? Ai mà chẳng muốn vừa giàu vừa sang vừa “sạch” như  “chúng mày”! Đừng có mà tinh tướng!
Nên dù rất kính nể “chúng mày”, nhưng xin lỗi, giúp được “chúng ông” cái gì thì “chúng ông” cám ơn, hết nhiệm kỳ đ… còn việc gì nữa thì cút m…. mày về nước đi rồi hôm nào có nhớ VN thì lại sang đây chơi với “chúng ông”, ăn phở, uống bia hơi, đi karaoke, … , thế thôi,  đ… nói chuyện đạo đức nữa nhá!.
Hết chép.
Mình cũng xin chép đoạn dịch bài phỏng vấn mà trong bài đã dẫn link để bạn nào không muốn nghe (bằng tiếng Việt) và lười bấm chuột thì đọc luôn cho tiện.
Đoạn dịch : 

Một doanh nhân, luật gia người Nhật đang làm việc tại Việt Nam nói với BBC rằng người ta nên nhìn nhận điểm khác biệt giữa người Việt với người Nhật hơn là nhấn mạnh "nét tương đồng"
Ông Hirota Fushihara nói “Tất nhiên trong ngôn luận chính trị hay ngoại giao hay xã giao thì ai cũng nói là hai dân tộc chúng ta có nhiều nét tương đồng. Nào là đều ăn cơm, uống trà, dùng đũa, đi chùa … cái đó thì cũng có thể là đúng.
“Nhưng thực ra chúng ta ăn loại gạo khác nhau, trà thì cũng không phải cùng loại. Ý tôi muốn nói là có nhiều cái khác nhau về tính cách con người hai nước là có”.
Bình luận về tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, ông Fushihara mô tả điều ông gọi là “Có thể nói Việt Nam và Nhật Bản đang là đồng minh về mặt tinh thần.”
“Vấn đề đó ai đúng ai sai thì cái đó để cho ngoại giao quyết định nhưng mà về lịch sử thì có thể nói là cái đất nước phương Bắc thì là lúc nào cũng có cái kiểu như vậy.
“Kiểu như thế nào thì tôi không dám bình luận nhưng mà kiểu như vậy thì Việt Nam và Nhật Bản cũng đã cảm nhận từ lâu rồi”, doanh nhân người Nhật gắn bó với Việt Nam hơn hai thập niên qua trả lời BBC bằng tiếng Việt.
Hết chép.
Xin nói chính kiến của mình, mình hoàn toàn đồng ý với bài này, kể cả cái cách dùng từ. Xin hết.

Quách Ngọc Nam viết : (01/3/2014)

LẠI NHỚ, 10a(4).

Tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai nhớ chuyện, nhớ người mười a (10a).
Xin kể : Đọc thấy chuyện vui này, đoàn thám hiểm Việt nam đến chòm sao Nữ vương, thuộc quần sao Vương quốc nữ giới. Thấy lạ, một 10a trong đoàn thám hiểm hỏi, Toàn nữ thế này thêm người bằng cách nào? Một công dân quốc tịch Nữ vương đáp, Chúng tôi đặt chế độ tính toán nghiêm ngặt cho máy tính, khi nào thêm? thêm bao nhiêu máy tính lo?. 10A nói, Thật buồn! thế thì sống làm gì? Công dân Nữ vương nói, Vậy chứ bọn mày thêm người bằng cách nào mà chê bọn tao? 10A trả lời, Khó nói lắm. Khó nói là sao? Sao, sao cái gì? Làm thì biết, nói sao cho được? Vậy bọn mày làm thử tao xem? Không làm được, bọn tao không mang người làm cùng đi đây. Bọn tao làm cùng được không? Có thể được, thử xem nhé? Ừ! ... Các công dân nhất trí cử chính Nữ Vương lên tàu cùng làm với một 10a. Sau một thời gian, Nữ Vương ra khỏi tàu mặt ửng đỏ rất đẹp, khuôn mặt mà công dân ở đây mô tả, Chưa thấy bao giờ, ở Vương quốc này. Các công dân nhao nhao hỏi, Thế nào? Thế nào?. Nữ Vương đáp, Khó nói lắm, không tả được. Các công dân lại nhao nhao, Thì sao? Thì sao?. Nữ Vương bảo, làm thì mới biết, không làm không biết. Sau chuyến thám hiểm, các 10a dàn xếp mang một công dân Nữ vương về trái đất để hoàn tất thí nghiệm, vì theo thời gian trái đất thì chín tháng mười ngày thí nghiệm thêm người này mới kết quả.
Lại nhớ, chuyện cũ 10a. Khi làm thí nghiệm đơn giản, cho axít Sun fua ríc (H2SO4) kết hợp cùng thuốc tím (péc măng ga nát ka li), phản ứng tỏa nhiệt dữ dội và bốc khói. Bọn 10a khi ấy (năm 1972) cùng với Cô giáo dạy hóa của chúng, cô tên là Phục, đã làm này : Lấy tôn uốn thành hình máy bay, để thuốc tím vào, gài thêm một ống tiêm (dùng rồi) có chứa H2SO4, lại để sẵn trong lòng máy bay một ít giẻ tẩm dầu hỏa. Máy bay đã chuẩn bị vậy, được đặt trên một sợi dây căng sẵn dốc suống sân trường... sau bao đắng cay vì thất bại và nguy hiểm vì cháy nổ (không thể kể hết được, làm thì biết) ??? Chiếc máy bay ấy cũng vừa cháy, vừa lao xuống, ... lao xuống, sướng mê. Tự hào, tự hào lắm?
Được biết, một trong các 10a lớp chúng mình đã làm cả hai thí nghiệm kể trên, năm nay (2014) trong cuộc đập mặt (ấy gặp mặt chứ) các 10a hỏi bạn mình. Làm nào sướng hơn? Đáp. Mỗi làm mỗi sướng, hồi trẻ sướng tinh thần, chỉ nghĩ đã sướng âm ỉ rồi, ...
Nhớ lắm các 10a, bây giờ lại nhớ, về già nhớ tinh thần các 10a nhỉ. Chỉ nhớ đã sướng âm ỉ rồi. Lúc trẻ sướng tinh thần, khi già nhớ tinh thần. Âm ỉ, âm ỉ cả đời à.



Nguyễn Thuận Hòa viết : (28/01/2014) 

Sáu mươi roi vọt thé đủ rồi,
Nhục vinh - sướng khổ đã đủ mùi.
Mã đáo 54- xuân Giáp Ngọ
Cát giấu vàng thoi thử thách đời.
x
Tung vó cuốn bay mù cát bụi
Vàng ròng hiện rõ bạn hiền ơi
Nhọc lòng chi nữa người quân tử
An lạc từ nay hưởng phúc đời

Quách Ngọc Nam viết : (28/01/2014).

Mình đặc biệt thân tặng các 10a tuổi Giáp Ngọ mấy vần này, nhân mùa xuân 2014.
Quất mãi roi đời, dư sáu chục
Vinh nhục, vui buồn, ờ đã xưa.
Mã đáo Giáp Ngọ năm tư hí
Thồ vàng* trong cát đến thành công.
(*) Mạng của tuổi Giáp Ngọ là Sa trung kim - Vàng trong cát.

Và hai tranh Ngựa là lời chúc năm mới.






Quách Ngọc Nam viết : (24/01/2014).



Ông Táo đã lên chầu, nhàn rỗi vẽ sự đời, vẽ thực đời để với thực tình, thực mình các 10a nhé. Thơ tí nhóe, tí nhóe.
Thực ra mình nghĩ nên chọn tiêu đề : Hai cây Tam cúc. Nhưng chợt đọc bài CÁC CỤ VỀ HƯU MỚI PHÁT SÁNG. của Trần Đăng Khoa nên chọn theo : PHÁT SÁNG.
Cây Tam cúc của Trần Đăng Khoa :

Bố vào lò gạch
Mẹ ra đồng cày
Anh đi công tác
Chị săn máy bay

Cả nhà vắng hết
Chỉ còn bé Giang
Bé đánh tam cúc
Với con mèo khoang

Nắng hồng chín rực
Bỗng nhiên bay vào
Rung râu, chớp mắt
Mèo ta "Ngoao! Ngoao!"

Đây là tướng ông
Chân đi hài đỏ
Đây là tướng bà
Tóc hiu hiu gió

Đây là con ngựa
Chân có bụi đường
Và đây quân sĩ
Thuộc làu văn chương...

- Quân này mày được
Quân này tao chui!
Mèo ta phổng mũi
"Ngoao! Ngoao!" một hồi

- Quân này mày chui
Quân này tao được!
Mèo bỗng dỏng tai
Mắt xanh như nước

- À thôi... mày được!
Bé Giang dỗ dành
Mèo thè lưỡi đỏ
Liếm vào răng nanh...

Nắng dừng trước cửa
Lúc nào không hay
Đã nghe khói bếp
Nhà ai thơm bay
1969 

Cây Tam cúc của Hoàng Cầm :
Cỗ bài tam cúc mép cong cong
Rút trộm rơm nhà đi trải ổ
Chị gọi đôi cây!
Trầu cay má đỏ
Kết xe hồng đưa chị đến quê em

Nghé cây bài tìm hơi tóc ấm
Em đừng lớn nữa. Chị đừng đi
Tướng sĩ đỏ đen chui sấp ngửa
Ổ rơm thơm đọng tuổi đương thì

Đứa được
chính chuyền xủng xẻng
Đứa thua
đáo gỡ ngoài thềm
Em đi đêm tướng điều sĩ đỏ
Đổi xe hồng đưa Chị đến quê em

Năm sau giặc giã
Quan Đốc đông áo đen nẹp đỏ
Thả tịnh vàng cưới chị
võng mây trôi
Em đứng nhìn theo em gọi đôi.
Rét 1959.

Trần Đăng Khoa viết Đánh tam cúc khi 11 tuổi, Hoàng Cầm viết Cây tam cúc khi 37 tuổi. Xin các bạn bình  góp thêm vui.
Mình xin thưa thớt như sau :
Khổ thơ kết trong bài thơ của Trần Đăng Khoa mở ra ý mới nhưng là đóng vào của liên tưởng thơ, mở để mở vậy thôi?. Câu thơ kết của Hoàng Cầm đóng vào của ý thơ nhưng mở ra liên tưởng đến vô cùng cho người đọc, đóng để đóng vậy mà?. 
Trần Đăng Khoa rất trẻ, thậm chí có thể gọi là trẻ con (xin lỗi tác giả) trong cách viết lời thơ, ở độ tuổi khi viết nhưng ý thơ thì đã trưởng thành già giặn lắm rồi. Hoàng Cầm già giặn trưởng thành lại già người nữa trong cách viết thơ, ở độ tuổi khi viết nhưng ý thơ thì trẻ mãi, trẻ mãi trong tình yêu tinh khiết.
Khi đã ngoại 60 năm lăn lộn dòng đời, đọc lại hai bài thơ trên, càng hiểu thêm các cảm xúc khác nhau về nó và vì vậy về Nhà thơ. Trong bận rộn sắm sanh các vật phẩm cho tết đến, thơ phẩm chút thêm ấm xuân về, cho lãng đãng hương xuân, hương lòng. Chợt tưởng, nếu mình "rút trộm rơm nhà đi trải ổ" để thấy "trầu cay má đỏ", lại được "Nghé cây bài tìm hơi tóc ấm"  thì xúc cảm "Ổ rơm thơm đọng tuổi đương thì" là tất yếu, là đương nhiên, là tự nhiên nhi nhiên nhỉ, tự nó mà. Chị đẹp thế? Chị hút hồn Em thế? Ổ rơm thơm thế? Thơm đến xuân nay, thơm mãi sau này. Đọng mãi nhé trong cuộc đời này, đọng mãi nhé tình con trẻ, tình đầu đời, đọng mãi nhé tuổi đương thì. Mãi nhé đọng ... Là ... la .. lá ... la ... Trái tim còn mãi cất lời ....
Cũng là một cách, một kiểu phát sáng ở những thời đoạn khác nhau của đời người, mỗi người đều tự phát sáng cùng tình cảm thương yêu với mình, của mình, tự tình.



Nguyễn Thuận Hòa viết : (02/01/2014)

Năm Giáp Ngọ chúc nhau:
Chúc các Ngựa Già Giáp Ngọ 1954:
Luôn: Dẻo dai trên con đường thiên lý,
Chúc các bạn 10A :
Luôn Yêu, thương , quí trọng lẫn nhau.
Chúc các ông :Bạc tóc,đầu ,râu...
Vẫn phong độ, hiên ngang trên vạn nẻo
Chúc các Bà: Luôn giỏi giang ,xinh xẻo,
Cùng chồng con thồ gánh nặng cuộc đời....
X
10 A ơi, hãy giữ vững nụ cười
Nuôi tình bạn- nhớ một thời gian khó
Giờ, chúng ta: U 60 rồi đó !
Vẫn vẹn nguyên khí phách thép gang
Giáp ngọ ơi,với cốt cách hiên ngang
Không qui phục trước tham quan, quyền quí
Đường đời trải: Trường chinh vạn lý
Nay ngựa già, vó mỏi, chân chồn.
Nước kiệu phi, mua vui lũ cháu con...
Kiêu hãnh sống , giữ sắt son tình nghĩa
x
Tuổi Giáp Ngọ kiêu hùng như thế
Năm 2014 tiến lên.

Quách ngọc nam viết : (06/12/2013)

Được ngày đẹp trời, vui đất, sảng khoái cái con ngài. Mình xin chép và đệ ra món này, các 10a bình loạn lấy vui.

Sau đây là 5 điều hối tiếc phổ biến nhất, mà đa phần người ta đều nói rằng họ muốn thay đổi nó nếu như được lựa chọn lại:
1. "Ước chi tôi có đủ can đảm để sống một cuộc đời đúng nghĩa là của mình chứ không phải là cuộc đời mà mọi người mong muốn cho tôi".

Lý giải về điều này, tác giả viết: "Đây là điều hối tiếc nhất của tất mọi người. Khi mà con người ta nhận ra rằng cuộc đời mình sắp kết thúc và nhìn lại rõ ràng mọi thứ đã qua. Thật dễ dàng nhận ra cả một nửa những ước mơ ấy vẫn chưa thực hiện được cho đến khi phải nhắm mắt xuôi tay cho dù bản thân họ đã lựa chọn như thế. Sức khỏe mang lại sự tự do nhưng chỉ có ít người nhận ra cho tới khi nó mất đi".
2. "Tôi ước gì mình đã không làm việc quá cật lực":
"Đây là điều được thổ lộ từ những nam bệnh nhân mà tôi đã từng chăm sóc. Họ đã bỏ lỡ tuổi trẻ của con cái cũng như mối tương quan vợ chồng. Mặc dù các nữ bệnh nhân cũng nói về điều này nhưng hầu hết họ thuộc thế hệ cũ, thời mà phụ nữ không phải là người trụ cột gia đình. Trong khi đó tất cả những nam bệnh nhân mà tôi chăm sóc đều giãi bày sự hối hận sâu sắc vì đã bị cuốn vào vòng xoáy công việc để mưu sinh".
3. "Tôi ước gì đủ can đảm để bày tỏ cảm xúc của mình":
"Nhiều người luôn kìm nén cảm xúc của mình chỉ vì muốn 'dĩ hoà vi quý' với mọi người. Hệ quả là họ phải sống một cuộc sống tầm thường và không trở thành người như họ thực sự mong muốn. Nhiều người vì thế mà bị ức chế, phẫn uất dẫn đến bệnh tật".
4. "Giá như tôi ước vẫn giữ được liên lạc với bạn bè của mình":
Theo Bronnie, thông thường người ta không nhận ra tầm quan trọng và giá trị thực sự của những người bạn cũ cho đến thời điểm vài tuần lễ trước khi chết, song lúc đó thì họ không thể tìm lại được nữa. "Nhiều người đã quá mải mê vun vén cho cuộc sống riêng của mình mà quên đi mối dây giao kết với bạn bè. Cũng có nhiều người hối hận sâu sắc vì đã không dành thêm thời gian và những nỗ lực đáng có cho bạn bè. Tất cả họ đều nhớ đến bạn bè khi sắp lìa đời", tác giả cuốn sách viết.
5. "Ước gì tôi đã để bản thân mình được sống hạnh phúc hơn":
"Đây là nỗi hối tiếc phổ biến. Thật ngạc nhiên bởi nhiều người đã không nhận ra điều này rằng, cuối cùng hạnh phúc là một sự lựa chọn. Họ bị mắc kẹt trong những khuôn mẫu và thói quen cũ, nó tạo cho họ cảm giác 'thoải mái' giả tạo. Nỗi sợ hãi phải thay đổi bản thân khiến họ phải sống giả vờ với người khác cũng như với chính bản thân họ".
"Vậy còn bạn, điều mà bạn hối tiếc nhất cho đến nay là gì? những gì bạn sẽ cố gắng đạt được hoặc thay đổi trước khi từ giã cõi đời?", câu hỏi ấy tiếp tục đặt ra cho mỗi người chúng ta.

Nguyễn Thuận Hòa viết : (21/11/2013)

Mình đọc được bài thơ này mà khg biết tác giả là ai, xin tặng lại các bạn nhé:
... Công hầu danh tướng làm chi
Nhân gian rồi lại trở về nhân gian...
Đứa ở ruộng, đứa lên ngàn
Giỏ thì vẫn thế, cựa càng thêm đau...
***
Giỏi gì cái tuổi chiều hôm,
giầu nghèo cũng vuốt râu hùm mà thôi!
Chữ tình già lại càng tươi
Càng già càng nhớ những người bạn xưa.
***
Kẻ giảo hoạt, đứa ngây ngô
Đứa đi lính, đứa về cố hương,
Đúa thành Ông, đứa ra đường,
Nay nhìn nhau lúc tựu trường - bằng nhau.
***
Uống bia , rượu nhớ chè tàu,
Dựa lưng gốc mít, chia nhau sắn lùi.
Mình đừng huyễn hoặc mình ơi!
Thương nhau từ trẻ , già rồi vẫn thương.

Nguyễn Thuận Hòa viết : (02/11/2013)

Thời gian nào có đợi ai.
Cuộc đời bước ngắn bước dài tới nơi.....

60 tuổi, giọt sương mai.
Nâng niu đừng để phí hoài tuổi xuân.
60 là tuổi dừng chân.
Ngoái đầu nhìn lại xem gần hay xa.
Ngắm nhìn một quãng đường qua.
Đâu là hạnh phúc, đâu là hiển vinh.
Bằng lòng với số phận mình.....

Vẫn biết là dậy, nhưng hổng làm đc dây, ai làm đcj xin chỉ giáo cho...cảm ơn nhiều.

Nguyễn Thuận Hòa viết : (31/10/2013)

Các bạn thấy có đúng không? có gì chưa đúng thì bổ xung ngay nhé, Tôi sẽ chế thơ giúp nè


TUỔI 60
Bùi Đức Chính

Thời gian nào có đợi ai.
Cuộc đời bước ngắn bước dài tới nơi.
60 là tuổi ăn chơi.
Sáng, trưa, chiều, tối hết ngồi lại đi.
60 là tuổi dậy thì.
Rất yêu Bác sỹ, bảo gì cũng nghe.
60 tuổi thích bạn bè.
Liền anh, liền chị, buôn lê đường dài.
60 là tuổi thành tài.
Được con bổ nhiệm, chăm vài nhân viên.
60 là tuổi thần tiên.
Quên quên, nhớ nhớ, chẳng phiền cháu con.
60 là tuổi hội tròn.
Trái tim loạn nhịp, mạch còn vỡ sơ.
60 là tuổi mộng mơ.
Đêm đêm thao thức nằm chờ bình minh.
60 là tuổi ái tình.
Mắt nhìn đắm đuối, một hình thành hai.
60 tuổi, giọt sương mai.
Nâng niu đừng để phí hoài tuổi xuân.
60 là tuổi dừng chân.
Ngoái đầu nhìn lại xem gần hay xa.
Ngắm nhìn một quãng đường qua.
Đâu là hạnh phúc, đâu là hiển vinh.
Bằng lòng với số phận mình.
Sống vui, sống khỏe, biết mình, biết ta.
***

Nguyễn Khánh Lan viết (08/10/2013)

Xa lớp học từ khi 18 tuổi
Giờ trở về tuổi ngót 60
40 năm một chặng đường dài
Bạn bè gặp kẻ quên người nhớ

Lớp trưởng Nga giờ là bà ngoại
Bà nội Minh vẫn đẹp như xưa
Cùng Hường, Vân, Dân, Hiệp, Thịnh, Xiêm, Hoa
Ân, Lục, Lâm, Hoà, Nam, song Thắng
Rồi Tam, Bình, song Lan, Nhu, Tính, song Giang
Và còn ai mình đã quên không nhớ
Ấm áp quá tình bạn bè thuở nhỏ
Lên ông lên bà mà vẫn gọi mày tao
Ôi mái trường Gang Thép thuở nào
Giờ khang trang đẹp từng xen ci mét
Có chỗ nào còn in dấu vết
Của lứa học trò hiện diện hôm nay
Dù biết rằng gặp rồi sẽ chia tay
Vẫn hồi hộp vẫn đợi chờ ngày ấy
Có thể lần đầu cũng là lần cuối
10A ơi vẫn mãi đậm trong tim
***

Nguyễn Thuận Hòa viết : (22/8/2013)

Xin chào các bạn, Cảm ơn Bạn Nam đã lập trang Blog này để các ông Bà U60 được trở về thời thơ dại, cái thời không biết" khổ là gì" vì ai cũng giống ai, Hết gạo ư? ăn ít đi, độn thêm ngô, sắn vào. thiếu tiền đưa người thân đi viện ư? bạn bè, hàng xóm xúm vào mỗi người một ít giúp đỡ, nhà cửa con cái không phải trông nom, mọi cái cứ trôi qua một cách thanh bình, mặc dù chiến tranh đang xảy ra nhưng chúng mình chấp nhận một cách hồn nhiên vì "nó phải thế". ồ cái tuổi chẳng biết cái chi chi, hồn nhiên như cỏ dại thế mà ( yêu )đến thế, Bởi vì con người thời đó họ sống đơn giản hơn, có lý tưởng và hoài bão cao đẹp hơn...
mình thấy thương cho thế hệ trẻ bây giờ: Vật chất đủ đầy, nhưng nhìn đời đầy cảnh giác vì quá nhiều cạm bẫy, và đa phần họ không có hoài bão lớn lao, cao cả ngoài việc hưởng thụ và kiếm sống. số thanh niên đọc tiểu thuyết nhân văn không còn nhiều, cái mà họ cần là: CÁC BÍ QUYẾT KIẾM TIỀN BẰNG MỌI GIÁ.
Có thể một số bạn cười nói tôi hoài cổ và sáo rỗng , cuộc sống đi lên, xã hôi ngày càng phát triển, văn minh.... trẻ con bây giờ nó khôn hơn nhiều lần chúng ta ( so sánh cùng lứa tuổi), nhưng tôi tin chắc chúng khổ hơn chúng ta về độ" Vô tư thần tiên"
Các bạn ơi, tôi trân trọng quá khứ, tôi yêu tuổi thơ đói rách của mình vì tôi yêu các bạn, tôi yêu trường cấp 1,2,3 Gang thép Thái nguyên
 ***

Sưu tầm
TẶNG TẤT CẢ NHỮNG AI LUÔN MẾN YÊU 
(Vũ Thu Trang)

Ai muốn xin một vé đi tuổi thơ?
Nơi những thẹn thùng, thơ ngây, khắc khoải còn đọng lại
Nơi in dấu bao trò nghịch dại
Mùa phượng nào thắp cháy suốt đời nhau.
... 
Ta gặp lại ta trong Blog mến yêu
Ta một thuở yêu trong bồng bột
Ta một thuở hay cười và hay khóc
Ngày xa xưa sao gần đến bất ngờ!

Về đây em, bao hoài niệm đang chờ
Thêm một lần em trở thành thiếu nữ
Lại hát tình ca, lại giận hờn vô cớ
Mười mấy năm rồi thoảng như một giấc mơ.

Hãy về đây khi tâm hồn xác xơ
Để ngụp lặn trong dòng sông kí ức
Hãy một lần cùng tôi thao thức
Lắng nghe cùng tôi nhịp đập trái tim mình.
***

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét